4 Phương pháp cài đặt Driver cho tất cả máy tính

4 Phương pháp cài đặt Driver cho tất cả máy tính
Khái niệm về Driver:

Driver (trình điều khiển thiết bị): là phần mềm được đính kèm theo thiết bị phần cứng hoặc được cung cấp trên website của nhà sản xuất, để người sử dụng có thể tải về và cài đặt cho máy tính.

Mục đích cài driver: sau khi cài đặt Hệ điều hành cho máy tính, người sử dụng cần phải cài đặt driver cho các thiết bị phần cứng trên máy tính để đảm bảo các thiết bị này có thể sử dụng được và hoạt động tốt nhất.


Các thiết bị cần phải cài đặt driver: chipset, chip VGA, chip Sound, chip LAN, Printer, Scanner.

4 cách sau đây có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp và tất cả các máy tính, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà lựa chọn cách thức cài đặt phù hợp hoặc phải sử dụng nhiều cách.

Cách 1. Cài đặt từ đĩa của nhà sản xuất (đi kèm với thiết bị)

Cách 2. Cài đặt từ file cài đặt (tải từ website của nhà sản xuất)

Cách 3. Update Driver, chỉ đường dẫn đến nơi chứa driver

Cách 4. Cài đặt tự động, sử dụng phần dò tìm driver: Sky Driver, Easy Driver, Driver Scanner hoặc Driver Pack Solution...

Mỗi cách đều có ưu điểm và hạn chế nhất định:

Cách 1: Đơn giản, chính xác nhưng phải có đĩa (thường bị thất lạc hoặc khách hàng không mang theo)

Cách 2: Đơn giản, chính xác nhưng phải có Internet, phải biết xác định Model của từng thiết bị và cách tải từ website của NSX

Cách 3: Phức tạp, mang tính tương đối, có thể áp dụng cho hầu hết các máy hoặc cách 1 và cách 2 không có tác dụng, phụ thuộc vào bộ driver hiện có

Cách 4: Đơn giản, mang tính tương đối, mất nhiều thời gian, thường được nhiều người không chuyên về máy tính ưa chuộng, nhiều trường hợp phải sử dụng cách này

Các bước cài đặt Driver (Cách 3):

Bước 1. Xác định các thiết bị cần cài đặt driver (vì mỗi máy tính sẽ cần cài đặt số lượng driver khác nhau, đôi khi không cần cài đặt).
Thực hiện: click phải vào My Computer à Manage à Device Manager à Other devices, nếu xuất hiện các hàng có dấu ?! màu vàng tức là cần phải cài đặt driver.

Ví dụ: Multimedia Audio Controller à chip Sound, Video Controller à chip VGA, SM Bus Controller à chipset, Ethernet Controller à chip LAN…

Bước 2. Xác định mã chip tương ứng với B1 (vì có nhiều loại chip và mã số cũng khác nhau).
Thực hiện: có thể quan sát trực tiếp lên chip hoặc sử dụng phần mềm Everest để xác định mã chip cần cài đặt.

Ví dụ: AD1988 là chip Sound, Intel 82865GV là chip VGA, RTL8100 là chip LAN…

Bước 3. Tiến hành tìm/ tải/ copy driver từ HDD, CD/DVD, Website nhà sản xuất đúng với mã chip đã xác định ở bước 2 và phiên bản Hệ điều hành đang sử dụng trên máy tính đó.

Ví dụ: Có thể giải nén từ đĩa CD iSPACE Software à Driver của TTĐT Bác Sĩ Máy Tính Thực Hành.

Bước 4. Tiến hành cài đặt driver đã tìm được ở B3. Có 2 cách cơ bản để tiến hành cài đặt:

Cách 1. Chạy file Setup để cài đặt (cách này đơn giản và đầy đủ tuy nhiên đòi hỏi phải tải từ website của nhà sản xuất thiết bị đó hoặc có file cài đặt gốc của nhà sản xuất).

Cách 2. Click phải lên từng dòng có dấu ?! màu vàng ở B1 và chọn Update driver… chỉ đường dẫn đến nơi chứa driver tương ứng với thiết bị đó (cách này tuy phức tạp nhưng nhanh chóng và có thể áp dụng cho nhiều máy khác nhau).

Bước 5. Nếu cài đặt thành công máy tính sẽ yêu cầu khởi động lại máy tính.

Bước 6. Tiến hành kiểm tra kết quả sau khi khởi động lại máy tính.

Thực hiện: chỉnh độ phân giải và tần số quét, nghe nhạc …

Bước 7. Nếu thất bại tiến hành kiểm tra và cài đặt lại driver (thử áp dụng cách còn lại).
Lưu ý:Nếu chip Sound dạng HDAudio, chúng ta cần phải tiến hành cài đặt mã nhận dạng HDAudio trước (UAA) rồi mới tiến hành cài đặt driver như bình thường.
Trong trường hợp cài đặt driver thất bại, đôi khi chúng ta phải cài đặt lại Hệ điều hành từ bộ source khác.
Share this article :

Post a Comment

 
SUPPORT : GIẢI TRÍ | GALA CƯỜI | Mas Template
Copyright © 2013. SHARE47.VN - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger